Marcus Aurelius – Chúng ta có đang sống tốt?

Photo by Loverna Journey on Unsplash

Bạn sẽ rất buồn nếu một người thân thiết vừa qua đời, nhưng nếu đó là người thường xuyên bạo hành bạn thì có lẽ bạn cũng không buồn đến thế.
Kết thúc cuộc hôn nhân có vẻ điều tồi tệ, nhưng đó có thể là điều tốt nhất nên làm nếu chung sống không còn hạnh phúc và không thể cứu vãn.

Mất việc có thể khiến ta hụt hẫng, cảm thấy mình vô giá trị những cũng có thể là cơ hội để ta bước ra khỏi vùng an toàn của mình để có thể làm những điều ta chưa từng làm và thu những thành quả ta chưa từng có. Rất nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua cảm giác đó, và nó không tệ lắm đâu thậm chí hầu hết còn rất tuyệt vời. Một sự việc có thật sự tệ hay không lại còn tùy thuộc vào ngữ cảnh. Chẳng có sự việc nào tự thân nó mang sắc thái tốt hay xấu cố định cả.

Thực tế thì chính những câu chuyện được viết nên bới chúng ta sau những sự kiện đó mới quyết định cho việc nó là tốt hay xấu. Càng nhiều sự kiện cùng càng nhiều trải nghiệm và những suy tư về chúng kết hợp lại hình thành nên trong mỗi chúng ta một triết lý sống – cặp kính giúp ta định hình mọi thứ trên đời. Điều quan trọng là ta phải tạo ra được cặp kính cho phép ta và dẫn dắt ta cách sống một cuộc đời đáng sống.

Điều tuyệt vời nhất của con người và là đặc tính riêng biệt chỉ chúng ta mới có đó là khả năng sửa đổi cặp kính của người khác chỉ bằng cách chia sẻ những câu chuyện của nhau. Thật vậy đấy.

Và với Marcus Aurelius chúng ta sẽ cũng tìm hiểu những câu chuyện để biết vì sao ông được coi là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của La Mã, là nguồn cảm hứng của nhiều vĩ nhân hậu thế như Theodore Roosevelt, Nelson Mandela… những người mà vẫn tìm đến những lời khuyên từ 1800 năm trước. Ông tin rằng tất cả chúng là thành phần của một tổng thể lớn hơn được gọi là Tự Nhiên và nó như là sinh vật khổng lồ mà mỗi chúng ta là một mảnh nhỏ, chúng ta giống như những ngón tay trên một bàn tay của cơ thể. Một ngón tay không phục vụ cơ thể là điều không hợp lẽ, Tự Nhiên có những mục tiêu riêng của mình và chúng ta phải tìm ra những mục tiêu này và sống phù hợp với chúng.

Tóm lại theo ông một cuộc sống tốt là cuộc sống hài hòa phù hợp với Tự Nhiên, tuân theo mục đích của nó. Với thế giới quan này Marcus Aurelius cho rằng cần 2 yếu tố để sống một cuộc sống tốt: Công bằng và đạo đức.

Công bằng là khi ta tập trung vào tất cả những gì trong tầm kiểm soát và làm những điều tốt nhất trong xã hội. Hãy nghĩ về những ý tưởng và công nghệ tuyệt vời mà bạn đang được tiếp cận cũng như hưởng lợi từ nó, hầu hết chúng đến từ một ai đó không phải là bạn. Ai đó đã hi sinh thời gian và sức lực của họ để mang một cái gì đó mới vào thế giới này giúp nó tốt đẹp hơn và hào phóng chia sẻ với chúng ta.

Bạn có biết 2 trong những tỉ phú giàu có và nổi tiếng nhất thế giới là Bill Gates và Warren Buffett đều cam kết dành phần lớn tài sản kiếm được trong cả cuộc đời để làm từ thiện, họ cho đó là trách nhiệm của họ với phần còn lại của xã hội, những gì họ có được là nhờ dựa vào trí tuệ của toàn xã hội và trách nhiệm của họ là phải tiếp tục sứ mệnh đó cho những người đang kém may mắn hơn. Đó là công bằng.

Marcus Aurelius tin rằng những điều tốt cho xã hội rồi sẽ có ích cho từng cá nhân, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu chúng ta hợp tác. Khi một cá nhân bất công hành động ích kỷ, họ là một ngón tay đang phá hoại cơ thể mà nó là một phần trong đó. Giúp đỡ lần nhau là thuận Tự Nhiên và làm hại lẫn nhau là trái Tự nhiên, chính quan điểm này đã giúp ông tránh nổi giận với người khác.

Rốt cục thì ta tiêu cực với người khác cuối cùng lại chỉ làm hại chính mình. Mặt khác thế giới sẽ tốt đẹp như thế nào nếu mỗi cá thể sống, suy nghĩ và hành động vì người khác, cùng nhau chia sẻ những ý tưởng và lợi ích qua các thế hệ.

Không ai cố ý làm điều sai trái, nếu con người có thể nhận ra điều gì là đúng thì nhất định họ sẽ làm. Họ như thế này là bởi vì họ không thể phân biệt được tốt xấu đúng sai.

MARCUS AURELIUS

   Đạo đức là khi một ngón tay nhận ra rằng nó không thể kiểm soát những ngón tay khác và toàn bộ cơ thể có một mục tiêu riêng rõ ràng của nó. Ngón tay ấy không thể kiểm soát những gì đang và sẽ xảy ra với nó, mặc dù chúng ta sẽ sống vì người khác nhưng điều đó không đảm bảo việc đó sẽ luôn được họ chào đón hoặc ta sẽ nhận lại điều tương tự phía ngược lại. Không có gì đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra theo cách chúng ta mong đợi hoặc theo cách chúng ta nghĩ là chúng nên như vậy cũng như việc người khác có sống công bằng hay không.

Marcus Aurelius cũng như những tín đồ Khắc Kỷ khác đều khuyến khích mỗi chúng ta yêu số phận của mình. Bởi ta có thể chắc chắn 1 điều Tự Nhiên luôn quyền năng hơn và thông thái hơn mỗi chúng ta, mọi điều xảy ra đều có ý nghĩa, chúng là một phần của chuỗi nhân-quả và là một phần trong quy luật tự nhiên.

Đối với Marcus Aurelius nhiệm vụ duy nhất của mỗi chúng ta là tự chịu trách nhiệm về hành động của mình và làm những gì trong khả năng của mình để phục vụ lợi ích chung. Quan điểm về đạo đức này cho phép ông đối mặt được với những khó khăn thử thách. Bất kể chuyện gì xảy ra với ông, ông đều làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình, những thứ còn lại thì ông tin vào ý chí của Tự Nhiên.
   Với các khái niệm về Tự Nhiên, Công Bằng Đạo Đức chúng ta có thể thấy được câu trả lời của vị Hoàng đế La Mã về câu hỏi “Làm thế nào để sống tốt?”: Sống vì lợi ích chung và yêu tất cả những gì xảy đến với bạn.

Based on “Marcus Aurelius – How to live a good life

Bài viết khác

5 Comments

  1. em cũng đang tìm hiểu về chủ nghĩa khắc kỷ, nó làm em thấy tâm trí mình được tĩnh lặng hơn, mong ad ra nhiều bài hơn.

Leave a Reply