THÂN THẾ
Epictetus (55-135) ra đời như là một nô lệ tại Hierapolis, Phrygia, phía Đông của Đế quốc La Mã. Chủ của ông là Epaphroditus, Bí thư hành chánh của Nero. Vì lý do nào đó, ông trở nên què quặt.
Từ khi còn rất nhỏ Epictetus đã biểu lộ một tài năng xuất chúng về tri thức; và Epaphroditus quá bị ấn tượng, đến nỗi ông gửi chàng trai trẻ đến La Mã để học với vị thầy Khắc kỷ chủ nghĩa nổi tiếng, Gaius Mosunius Rufus. Những tác phẩm của Rufus còn sót lại bằng tiếng Hy Lạp, bao gồm những luận cứ bênh vực cho quyền bình đẳng về giáo dục đối với phụ nữ, và chống lại đặc quyền của nam giới về tình dục trong hôn nhân; và tinh thần bình đẳng nổi tiếng của Epictetus chắc hẳn đã được nuôi dưỡng dưới sự giáo huấn của vị này. Epictetus trở thành môn đệ nổi tiếng nhất của Rufus, và sau cùng được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ.
Epictetus giảng dạy tại La Mã cho đến năm 94 sau Công nguyên, khi Hoàng đế Domitian – bị đe dọa bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của những triết gia, trục xuát ông khỏi La Mã. Ông trải qua phần còn lại của đời mình trong chốn lưu đày tại Nicopolis, ông thiết lập một ngôi trường triết học tại đó, và trải qua những ngày tháng của mình, thuyết giảng về cách sống với phấm cách và sự thanh thản. Môn đệ lỗi lạc nhất của ông là chàng trai trẻ Marcus Aurelius Antoninus, về sau trở thành Hoàng đế của Đế quốc La Mã – là tác giả của Meditations mà những gốc rẽ Khắc kỷ chủ nghĩa của nó nằm trong những học thuyết đạo đức của Epictetus.
TƯ TƯỞNG
Sự hấp dẫn lâu bền và ảnh hưởng rộng khắp của Epictetus; một phần là do ông không mơ hồ trong việc phân biệt giữa những triết gia chuyên nghiệp và những người bình thường. Ông diễn đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và nồng nhiệt; gửi đến tất cả những ai quan tâm đến việc sống một cuộc đời tỉnh thức về đạo đức. Tuy nhiên, Epictetus vững tin vào sự tất yếu của việc rèn luyện để dần dần tinh lọc tính cách và hạnh kiểm cá nhân. Sự tiến bộ đạo đức không phải là lãnh địa độc quyển của giới quý tộc, cũng không thể đạt tới do tình cờ hay may mắn; mà bằng cách tự rèn luyện bản thân – hằng ngày.
Có lẽ Epictetus đã không chịu được những trò hoạt ngôn bằng lời nói có tính gây hấn để chiếm giữ và bảo vệ địa vị, mà rủi thay đôi khi được xem là “làm” triết học tại những trường đại học hiện nay. Là một bậc thầy có năng lực diễn đạt súc tích, có lẽ ông cũng ngờ vực cách diễn dạt rườm rà, tối mò được tìm thấy trong những văn bản hàn lâm, triết học và những văn bản khô khan khác. Không chỉ kịch liệt tố giác việc phô trương kiến thức chi để được tiếng là người “uyên bác”, ông còn tận tụy với những lời giải thích của mình, không cần ai bảo lãnh về những ý tưởng hữu ích cho việc sống tốt. Ông tự xem là thành công khi những ý kiến của mình được dẽ dàng nắm bắt và đưa vào thực hành trong đời thực, nơi mà chúng có thể thực sự nâng cao tính cách của con người.
TRIẾT LÝ CHỦ ĐẠO
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC, VIÊN MÃN? LÀM THẾ NÀO ĐỀ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI TỐT?
Việc trả lời những câu hỏi này là niềm đam mê, là mục đích duy nhất của Epictetus, đại triết gia Khắc kỷ chủ nghĩa. Mặc dù – do việc giáo dục về văn học cổ đại bị giảm sút – những tác phẩm của ông ít được biết đến hôm nay, nhưng chúng đã có ảnh hưởng to lớn trên những triết gia hàng đầu về nghệ thuật sống, qua suốt gần hai thiên niên kỷ.
Mặc dù Epictetus là một bậc thầy kiệt xuất về logic và tranh luận, ông không phô trương kỹ năng phi thường của mình về tu từ học. Ông là một vị thầy khiêm cung, thanh thản, luôn động viên những môn đệ của mình hãy xem trọng việc sống đời minh triết. Epicetus sống đúng như lời giáo huấn của mình: Ông sống một cách giản dị trong một túp lều nhỏ, khòng màng đến danh lợi và quyền lực.
Epictetus tin rằng công việc cơ bản của triết học là giúp những con người bình thường đối mặt một cách hữu hiệu với những thách thức của cuộc sống thường nhật, và xử lý những mất mát chủ yếu không thể tránh, những nỗi thất vọng và sầu muộn. Những giáo huấn của ông về đạo đức được tước bỏ tính đa cảm bi lụy, sự giáo điều của tôn giáo, và cái “vớ vấn vô bổ” của siêu hình học.
Trong khi nhiều người quay sang những nguồn của phương Đồng để tìm kiếm sự hướng dẫn phi tông phái về tâm linh thi phương Tây đã có, mặc dù bị bỏ quên, một kho tàng quan trọng và hữu ích của minh triết-hành động như thế. Là một trong những vị thầy khôn ngoan, mẫn tiệp nhất đã từng hiện hữu, những lời dạy của Epictetus sánh ngang với những lời dạy được chứa đựng trong nền minh triết vĩ đại nhất của văn minh nhân loại. Tác phẩm The Discourses, có thể sánh với Kinh Pháp cú của Phật giáo, hay Đạo đức kinh của Lão Tử.
Những ai chê trách triết học phương Tây, cho rằng nó quá nặng về lý trí và chưa xem trọng cái chiều kích phi lý tính của cuộc sống, sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tư tưởng của Epictetus thực sự là một triết học về sự tự do và bình an nội tại, một lối sống mà mục đích của nó là mang đến sự thanh thản cho tâm hồn ta. Một phong vị bất ngờ kết hợp giữa Đồng và Tây mang lại cho Nghệ thuật sống một sức sống đặc biệt. Một mặt, cái phong cách của nó không phản bác được là của phương Tây: Nó ca tụng lý tính và đầy những huấn thị về đạo đức, nghiêm khắc và nghiêm túc. Mặt khác, dường như có một làn gió nhẹ của phương Đông, khi Epictetus thảo luận vé bản chất của vũ trụ. Sự mô tả của ông về Thực tại tối hậu chẳng hạn, mà ông đánh đồng với chính Thiên nhiên, thì vô cùng uyển chuyển và ảo diệu, khiến ta giật mình nhớ đến Đạo của Lão Tử.
Đối với Epictetus, một cuộc sống hạnh phúc và một cuộc sống đức hạnh là đồng nghĩa với nhau. Hạnh phúc và sự viên mãn cá nhân là những hậu quả tự nhiên của việc làm điều đúng. Không giống như nhiều triết gia của thời mình, Epictetus ít quan tâm đến việc tìm hiểu thế giới cho bằng việc xác định những bước đi cụ thể phải làm trong việc theo đuổi sự hoàn hảo về đạo đức. Một phần thiên tài của ông là việc nhấn mạnh trên sự tiến bộ đạo đức, hơn là việc tìm kiếm sự hoàn hảo về đạo đức. Ông hiểu sâu sắc rằng chúng ta dễ bị chệch khỏi việc sống theo những nguyên tắc cao nhất của mình. Do vậy, ông động viên chúng ta hãy xem cuộc sống triết lý như là một chuỗi tiệm tiến của những bước đi, mà dần dần đưa ta xích lại gần hơn với những lý tưởng cá nhân mà ta hằng ấp ủ.
Khái niệm của Epictetus về cuộc sống tốt không phải là vấn đề có một danh sách những lời khuyên răn, mà là việc làm cho những hành động và những ước vọng của ta hòa điệu với tự nhiên.
Epictetus đưa ra một quan niệm về đức hạnh rất giản dị, bình thường và có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ông ưa thích một cuộc đời được sống một cách kiên trì, tuần phục thiên ý hơn là sự khoa trương cái tốt đẹp bằng những hành vi phi thường, anh hùng, lộ liễu. Đơn thuốc của ông cho cuộc sống tốt được tập trung vào ba chủ đề chính:
– Làm chủ những dục vọng cùa mình.
– Thực hiện những bốn phận của mình.
– Và học cách suy tư một cách rõ ràng về chính mình, cùng những mối quan hệ của mình bên trong cộng đồng lớn hơn của nhân loại. Epictetus nhận ra rằng cuộc sống hằng ngày thì đầy rẫy những khó khần ở những mức độ khác nhau. Ông trải qua đời mình trong việc phác họa con đường đi tới hạnh phúc, sự viên mãn và thanh thản, bất luận hoàn cảnh của ta có thế nào đi nữa.
Những lời dạy của ông, khi chúng được giải phóng khỏi những “cái hào nhoáng” của văn hóa cổ đại, thì thích hợp một cách kỳ lạ với cuộc sống hiện đại. Nhiều khi triết lý của ông nghe ra giống như phần “tinh hoa nhất” của tâm lý học hiện đại. Lời cầu nguyện: “Xin hãy ban cho tôi sự bình tâm để chấp nhận những điều mà tôi không thể thay đổi, lòng dũng cảm để thay đổi những điều mà tôi có thể, và sự minh triết để nhận biết sự khác biệt giữa cái thay đổi được và cái không thay đổi được” có thể là một câu nói được gợi hứng từ triết lý này. Quả thực những tư tưởng của Epictetus là một trong những gốc rễ của tâm lý học hiện đại về sự tự kiểm soát.
Theo “Nghệ Thuật Sống” – Epictetus – Đỗ Tư Nghĩa dịch.
5 Comments