TẠI SAO TRIẾT HỌC KHẮC KỶ CÓ GIÁ TRỊ?

Photo by Simon Migaj on Unsplash

Trường phái khắc kỷ được các triết gia và nhà nghiên cứu triết học gọi là “Đạo Phật của phương Tây”. Nói vậy là bởi cũng như Đạo Phật mục đích của nó là hướng tới hạnh phúc lâu dài, sự bình thản trong tâm tưởng mặc cho mọi biến cố xảy ra, để có được cái đích ấy thì các stoic phải sống thuận với tự nhiên. Hãy cùng tìm hiểu những tư tưởng cốt lõi xuyên suốt hệ tư tưởng này.

Đầu tiên, Stoicism khái quát 4 phẩm cách mà con người nên tuân theo trong mọi hoàn cảnh: chính trực (intergrity), trí tuệ (wisdom), công bằng (justice) và can đảm (courage). Đối với một stoic thì mọi hành động hay không hành động đều luôn phải được quyết định dựa trên lí do (reason) rõ ràng, và mỗi khi tìm lí do thì họ luôn bám sát trên 4 phẩm cách vừa nêu và tuân thủ mọi lúc mọi nơi. Chú ý rằng các phẩm cách trên được nêu ra theo thứ tự có chủ đích, phẩm chất đầu tiên : chính trực là quan trọng nhất, nếu không có nó thì khi có các phẩm chất còn lại thậm chí còn là điều tệ hơn.

Thứ hai, Stoicism khái quát phân loại thế giới xung quanh thành 2 nhóm: những thứ ta có thể kiểm soát và những thứ ta không thể kiểm soát. Về sau được bổ sung thêm nhóm thứ 3 bởi William Irvine là những thứ chỉ kiểm soát được 1 phần. Trường phái khắc kỷ cho rằng:

  1. Nhóm 1 là những thứ ta hoàn toàn kiểm soát gồm các suy nghĩ và hành động của mình: Tập trung toàn bộ sức lực trí lực để kiểm soát và cải thiện nhóm này dựa trên 4 phẩm cách. Ta có thể vui mừng khi nó tốt lên, thất vọng khi nó tệ đi hay lo âu buồn phiền vì nó.
  2. Nhóm 2 gồm những thứ không thể kiểm soát gồm sự việc xảy ra xung quanh, suy nghĩ hành động của người khác, … Về cơ bản ta không nên bận tâm đến nhóm này, rốt cục ta đâu có thể làm gì để chắc chắn thay đổi được những thứ đó.
  3. Nhóm 3 là những thứ ta kiểm soát chỉ 1 phần gồm những sự việc hoạt động có sự tham gia của mình và người khác: Ta hãy đặt mục tiêu rõ ràng và hợp lý cho nó để bảo vệ sự bình yên trong tâm tưởng.

Có thể thấy nguyên lý cốt lõi của việc khái quát phân loại thế giới vạn vật là cố gắng tiết kiếm sức lực trí lực của con người bằng cách tránh sao nhãng, tránh phung phí vào những điều vô ích thay vào đó tối ưu hóa tập trung vào những thứ thiết thực và có hiệu quả.

Ngày nay cuộc sống con người hiện đại ngày càng sao nhãng vào những thứ xa xôi, cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội đã thay đổi thật sự chính xã hội loài người. Nhờ có công nghệ thông tin chúng ta có khả năng nắm bắt, suy nghĩ và tham gia vào mọi vấn đề, mọi lúc mọi nơi. Chúng ta có thể buồn, vui, phẫn nộ chỉ trích hoặc tung hê bất cứ ai, ở bất cứ đâu. Để cho những thứ đáng ra kiểm soát được dao động theo những thứ không kiểm soát được.

Đáng tiếc thay chính điều tưởng như đang mở rộng sự hiểu biết, sự quan tâm, sự vị bao dung của xã hội lại đang thường xuyên thể hiện mặt trái của nó: làm cho con người trở nên căng thẳng và bớt hạnh phúc đi. Ngày qua ngày, chúng ta đang lãng phí thời gian vô ích.

Thứ ba, cũng như mọi trường phái triết học Stoicism cung cấp hệ thống những lời khuyên mang tính triết lý thực hành không trừu tượng.

Nếu bạn biết và ngưỡng mộ Warren Buffett – nhà đầu tư huyền thoại thì chắc hẳn bạn sữ biết tơi Benjamin Graham – người thầy của ông.


” Việc đầu tư thành công không đòi hỏi chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc mà chỉ cần một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định và kỉ luật cho cảm xúc để không phá vỡ khuôn khổ đó “

Warren E. Buffett

” Sẽ tốt hơn nếu không có báo giá thị trường, lúc đó anh ta sẽ thoát khỏi sự đau khổ tâm lý gây ra bởi sai lầm trong đánh giá của người khác “

Benjamin Graham

Để có được hạnh phúc chúng ta phải làm nhiều điều nhưng để cảm thấy đau khổ thì hãy cố gắng kiểm soát mọi thứ đang xảy ra xung quanh.

Bài viết khác

3 Comments

Leave a Reply