Ernest Becker (1924-1974) là một học giả bị xã hội ruồng bỏ, trải qua nhiều thất bại và khổ đau trong cuộc sống ông đã dành những ngày cuối cùng để viết một cuốn sách để đời: Cuốn sách về đề tài cái chết – The Denial of Death. Tác phẩm đã đoạt giải Pulitzer chỉ 2 tháng sau khi ông mất và nó đã trở thành một trong những công trình tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX, mang theo những quan điểm triết học sâu sác mà vẫn còn mang tầm ảnh hưởng tới ngày nay.
The Denial of Death đưa ra 2 quan điểm cơ bản
- Con người là loài duy nhất có khả năng tưởng tưởng và tư duy về bản thân một cách trừu tượng, bởi vậy chúng ta ở một thời điểm nào đó không thể tránh khỏi suy nghĩ về cái chết của chính mình bằng nhiều cách mường tượng sự khác nhau của thực tại mà không có sự hiện diện của ta trong đó. Sự nhận thức này gây ra cái mà Becker gọi là “nỗi sợ cái chết”, một nỗi lo lắng sâu sắc ẩn dưới mọi điều ta nghĩ hay ta làm.
- Về cơ bản, con người có 2 “bản thân”
- Cái tôi thể xác vật lý
- Cái tôi ý thức – bản ngã của chúng ta, hay việc chúng ta nhìn nhận bản thân mình ra sao
Ông cho rằng: Tất cả chúng ta đều nhận thức được ở một mức độ nào đó rằng, thân xác của chúng ta rồi cũng sẽ chết, rằng cái chết là không thể tránh khỏi và rằng tính chất không thể tránh khỏi của nó – ở mức độ tiềm thức – khiến cho ta sợ hãi. Do đó, nhằm cân bằng tâm lý về cái sự mất mát không thể tránh được này của thân xác, ta sẽ cố gắng xấy dựng nên một cái tôi ý thức sẽ sống mãi.
Đó cũng là lý do vì sao mà con người ta miệt mài cố gắng trong việc gắn tên của họ vào các tòa nhà, trên các bức tượng, trên gáy của các cuốn sách. Đó là lý do vì sao ta lại buộc mình phải dành nhiều thời gian ở bên những người khác, đặc biệt là lũ trẻ, với hi vọng sự ảnh hưởng của ta – cái tôi ý thức ấy – sẽ còn trường tồn so với cái tôi thể xác. Rằng chúng ta sẽ được nhớ tới, được tôn kính và được ngưỡng mộ mãi mãi về sau, khi mà thân xác ta không còn tồn tại nữa.
Becker đặt tên cho cái nỗ lực này là “những dự án bất tử”, những dự án cho phép cáo tôi ý thức của chúng ta sống qua cả thời điểm mà cái tôi thể xác của ta chết đi. Toàn bộ nền văn minh nhân loại về cơ bản là kết quả của những dự án bất tử này: các thành phố, chính phủ, các bộ luật… Những cái tên như Jesus, Muhammad, Napoleon vẫn có sức mạnh ở hiện tại giống như thời kỳ mà họ còn sống, nếu không muốn nói là còn lừng lẫy hơn.
Cho dù là thông qua một kiệt tác nghệ thuật, khai phá một vùng đất mới, trở nên vô cùng giàu có, hay chỉ đơn giản là có được một gia đình lớn và yêu thường nhau sẽ được duy trì trong nhiều thế hệ, toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời chúng ta được định hình bởi cái khao khát bẩm sinh rằng chúng ta, không bao giờ thực sự chết đi.
Chiến tranh, cách mạng và nạn diệt chủng xảy ra khi mà dự án bất tử của các nhóm người xung đột lẫn nhau. Nhiều thế kỉ đàn áp và sự đổ máu của hàng triệu người được dùng để biện minh cho sự bảo vệ dự án bất tử của chính họ.
Nhưng, khi mà những dự án bất tử của chúng ta thất bại, khi mà ý nghĩa của chúng bị mất đi, khi mà viễn cảnh về cái tôi ý thức sống lâu hơn cái tôi thể xác của chúng ta không còn khả thi nữa, nỗi khiếp sợ cái chết – mối lo khủng khiếp ấy, tuyệt vọng ấy – quay trở lại tâm trí ta. Nếu như bạn còn chưa nhận ra được thì các dự án bất tử của ta chính là giá trị thực của ta đó, chúng là cái phong vũ biểu cho việc cuộc đời ta có ý nghĩa như thế nào và đáng giá ra sao. Và khi hệ giá trị của chúng ta sụp đổ thì chúng ta cũng vậy, nói theo quan điểm của Tâm lý học, gây nên bệnh tâm thần.
Nói tóm lại chúng ta đều bị chi phối bởi nỗi sợ hãi nên mới quá bận tâm tới một điều gì đó, bởi vì việc quan tâm tới một điều gì là cách duy nhất giúp ta sao nhãng khỏi thực tại và cái chết không thể tránh khỏi.
Becker sau đó khi cận kề cái chết đã đi tới một nhận thức gây sửng sốt: các dự án bất tử của con người thật sự là vấn đề chứ không phải giải pháp. Thay vì cố gắng thực thi dự án, thường là thông qua những lực lượng chết người, con người ta nên tự vấn về cái tôi ý thức của họ và bình thản hơn với thực tế về cái chết của mình. Dù cái chết có là một điều tồi tệ đi chăng nữa thì nó là điều không thể tránh khỏi.
Do đó chúng ta không cần phải lảng tránh thực tế này, bởi vì một khi chúng ta cảm thấy thoải mái với sự thực về cái chết của ta – nỗi khiếp sợ sâu xa, sự lo lắng sâu bên dưới, động cơ của mọi tham vọng phù phiếm trong cuộc dời – rồi ta sẽ có thể tự do lựa chọn các giá trị của mình, không bị cản trở bởi cuộc truy tìm phi lý cho sự bất tử và giải thoát ta khỏi những quan điểm võ đoán đầy nguy hiểm.
Theo Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm – Mark Manson
1 Comment
” bởi vì mộ khi chúng ta cảm thấy thoải mái với sự thực về cái chết của ta ” blog còn nhiều phần bị lỗi chính tả , tiêu đề bài viết còn chưa có sự chuyên nghiệp