Khoa học tạo động lực

Cho dù bạn đang cố gắng giảm cân, cố gắng vươn lên trong sự nghiệp hay chỉ là bỏ hút thuốc lá thì việc bám sát mục tiêu chưa bao giờ là việc dễ dàng. Thực tế thì có đến 45% số người mất đi động lực ban đầu và vứt bỏ mục tiêu của năm mới chỉ sau 1 tháng.

Vậy để có thể có khả năng giữ được động lực ta cần tìm hiểu:
Vì sao rất khó để giữ được động lực?
Khoa học đã biết những gì về nó để có thể giúp chúng ta?

Theo một nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sinh viên được giao 2 loại nhiệm vụ.
Đầu tiên họ phải nhấn phím trên bàn phím nhiều nhất có thể trong 4 phút và người làm việc đó nhanh nhất sẽ được tiền. Đối với một số người phần thưởng là 300$ số khác thì chỉ có 30$. Kết quả là nhóm 300$ có thành tích tốt hơn 95%, điều này cho thấy tiền có thể là một động lực.

Nhưng trong nhiệm vụ thứ 2 sinh viên được yêu cầu giải một bài toán phức tạp, và lần này nhóm được hứa hẹn phần thưởng cao lại thực hiện chậm hơn 32% so với nhóm kia.

Đây được gọi là “hiệu ứng phân tâm”. Khi chúng ta được giao một nhiệm vụ đòi hỏi giải quyết vấn đề, áp lực tiền bạc hoặc cảm xúc có thể kiến trọng tâm của bạn dịch chuyển sang động lực chứ không còn là giải quyết vấn đề. Cuối cùng nó phân chia sự chú ý của bạn và làm giảm hiệu suất, điều này rất phổ biến trong thực tế khi thi cử hay đánh bạc trong casino.

Khi nhìn vào bên trong bộ não các cá nhân, việc hoàn thành thử thách giải trí và việc thực hiện có phần thưởng hoạt động tương tự nhau. Điều thú vị là những người được đề nghị phần thưởng mà lần đầu tiên tham gia giải trí không phần thưởng thì hiệu suất hoạt động giảm sút, phần não tự tạo động lực trở nên kém hiệu quả.

Có vẻ như sự xuất hiện của phần thưởng có điều kiện sẽ hủy hoại những ý thức tự nhiên của giải trí. Vậy làm thế nào ta có thể áp dụng những điều này?

Hóa ra vui chơi, giải trí tự nhiên lại là động lực mạnh mẽ nhất có những sự thay đổi hành vi kéo dài. Nó có nghĩa là ta đang gắn bó với những hoạt động thú vị, mang lại niềm vui. Nhưng khi xem xét trên 67% những người tập gym thì điều này có vẻ vô dụng, với họ đâu có niềm vui gì mấy.

Vấn đề ở đây là chúng ta thường chọn sai hoạt động khi muốn đạt được mục tiêu. Hãy đưa ra mục tiêu và cố gắng đến đó bằng điều gì bạn thực sự thích làm.

Thậm chí đôi khi bản thân mục tiêu của bạn cũng nên được xem xét lại. Những người tập trung vào việc giảm cân thường tập thể dục ít hơn so với những người thể dục vì muốn cảm thấy tốt hơn trong cuộc sống này. Mục tiêu quyết định hành động hay ngược lại?

Có một thái độ tích cực luôn là điều tốt nhưng sự lạc quan có thể không luôn là chiến lược tốt nhất. Những suy nghĩ tích cực thường có thể huyễn hoặc và đánh lừa bộ não của bạn để bạn cảm thấy như rằng bạn đã gần đạt được mục tiêu hoặc không khó khăn gì đạt được nó. Tất nhiên nó dẫn bạn đến sự tự mãn, giảm động lực và cuối cùng lại thất bại chán nản.

Nhưng điều này không có nghĩa suy nghĩ tiêu cực là tốt. Tưởng tượng rằng một giấc mơ đã trở thành hiện thực và sau đó suy nghĩ về các trở ngại cản đường có lẽ là cách tiếp cận hỗn hợp tốt nhất. Điều này được gọi là “tương phản tinh thần”.

Hãy dự đoán bằng một cái nhìn lạc quan vừa phải về những bước đi cần phải có trên con đường đến thành công, dù cho đó là mục tiêu tập thể dục, đọc sách hoặc cải thiện kĩ năng … sẽ đưa bạn đến gần hơn việc biến mục tiêu của bạn thành hiện thực.

Còn bạn muốn có động lực cho những mục tiêu ngắn hạn?
Đơn giản thôi, hãy nghĩ hạn của nó là ngày mai.

Cuối cùng, nếu bạn đã có một mục tiêu được lựa chọn kĩ càng và bạn muốn bảo vệ động lực đến khi hoàn thành?
Hãy im lặng và giữ bí mật như giữ động lực vậy. Chỉ vậy thôi.

Based on The Science of Motivation by asapMotivation

Xem thêm: Vì sao chúng ta làm việc?

Bài viết khác

2 Comments

Leave a Reply