Ngày từ ban đầu hãy tạo cho mình thói quen nói với mỗi cảm giác khó chịu đưa đến rằng: “cậu chỉ là cảm giác mà thôi, hoàn toàn không phải là bản chất thực sự.” Tiếp đến hãy xem xét và kiểm tra bằng những nguyên tắc của mình mà cái đầu tiên và quan trọng nhất cần dùng là : Liệu nó có thuộc về những thứ trong tầm kiểm soát của mình hay không; nếu câu trả lời là không thì hãy chuẩn bị để đáp lại rằng : “cậu chẳng là gì hết.”
EPICTETUS, ENCHIRIDION, 1.5
Trong một thế giới với qua nhiều chính sách, luật lệ và quy trình như bây giờ thì một số ai đó sẽ quay lưng lại với định hướng chung. Những thủ lĩnh táo bạo sẽ chỉ tin vào chính họ. Một đạo sư sẽ không ngần ngại nói rằng việc lắng nghe chính mình là vô cùng quan trọng. Khi bạn bè thực sự muốn giúp ta thì câu hỏi rất có thể là ” Hiện giờ cậu cảm thấy thế nào?”
Những cách tiếp cận để đưa ra quyết định này lại thường mâu thuẫn với rất nhiều những trường hợp đã được nghiên cứu trước đây mà ở đó bản năng con người đã dẫn họ đến những rắc rối. Các giác quan luôn đánh lừa chúng ta. Như các loài động vật đã cho thấy sự chậm chạp trong quá trình tiến hóa, chúng ta đã phát triển đủ các loại khám phá, các khuynh hướng và phản xạ cảm xúc mà có thể hoạt động tốt trên các cánh đồng Savan như thời nguyên thủy nhưng lại hoàn toàn phản tác dụng trong thế giới ngày nay.
Một phần của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ là trau dồi nhận thức mà cho phép bạn lùi lại và phân tích các giác quan của chính bạn, đặt câu hỏi cho tính chính xác của nó và chỉ tiếp tục những điều tích cực và mang tính xây dựng. Chắc hẳn sẽ rất lôi cuốn để bạn ném đi cái kỉ luật và trật tự của mình để làm những gì cảm xúc bạn cho là đúng. Nhưng nếu những hối tiếc của tuổi trẻ có thể có ý nghĩa chỉ báo nào đó thì đó là : những gì ta cảm thấy đúng ngay lúc này thường sẽ không đứng vững với thời gian.
Một lần nữa, tin tưởng nhưng vẫn phải xác thực.
Series Daily Stoic Based on Daily Stoic by Ryan Holiday